Cavenui

Đã thấy – Đã nếm – Đã chán

  • Thư viện

  • Bình luận mới nhất

    Adt trong Lại thêm 1 bài không phải…
    chucnguyen81 trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    vtdtfc trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    Nina trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    Cáo trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…

Nhân Playboy nhớ Liên Xô

Posted by cavenui trên Tháng Bảy 5, 2011

Có 1 cuộc tọa đàm trên 1 tờ báo về chuyện playboy hóa báo chí, các bác gúc thì ra, em không bình luận.

Có ít nhất 1 bác kêu rằng báo chí ta mà được như playboy thì quá tốt, playboy nó đàng hoàng sòng phẳng chứ đâu có kiểu chụp ảnh mất dậy như những tờ báo thích đưa tin sao lộ hàng ở xứ ta. Ý kiến này em cũng không bình luận vì thực ra em ít quan tâm nên ít biết về tờ tạp chí một thời nổi tiếng này.

Chút hiểu biết ít ỏi của em về Playboy tích góp được thời em ở Liên Xô.

Ngôi sao Liên Xô đầu tiên xuất hiện trên Playboy (5/1989) là chị đào Natalya Negoda. Chị này nổi tiếng chỉ nhờ vai chính trong phim “Vera bé bỏng” (Vera là tên riêng, còn có nghĩa “niềm tin”), chị là ngôi sao của 1 tác phẩm duy nhất, giống như những nhà thơ 1 bài (kiểu Minh Huệ- Đêm nay bác không ngủ), nhạc sĩ 1 bài (kiểu Đinh Nhu- Cùng nhau đi hồng binh). Chỉ nổi tiếng nhờ 1 vai diễn nhưng là cực kỳ nổi tiếng luôn. “Vera bé bỏng” đứng đầu về số vé bán ra ở Liên Xô trong năm 1988 và hình như là phim Liên Xô ăn khách nhất kể từ sau “Mát-xcơ-va hok tin vào những giọt nước mắt”. Bộ phim này ăn khách vì nó là phim đầu tiên ở Liên Xô có cảnh nóng, trước đó thì phim Liên Xô, như em có lần đã viết, “cứ trai gái hôn nhau là tàu hỏa chạy qua”. Negoda được coi là “first sex star” của Liên bang xô viết và việc chị xuất hiện trên Playboy là hoàn toàn đúng với những gì bọn em được giáo dục, được định hướng về tờ tạp chí dân chơi này.

Người Liên Xô nổi tiếng tiếp theo xuất hiện trên Playboy (11/1989) là vua cờ Garry Kasparov. Ông không khỏa thân mà khỏa tư tưởng. Ông xuất hiện trong mục interview, đúng ý bác gì ở trên là Playboy không chỉ có ảnh khỏa thân mà còn có cả bài để đọc.

Câu mở đầu ông nói với Playboy rất hay: Negoda khoe “her beautiful body” còn tôi thì khoe “my thoughts” và cả 2 thứ này đều là  những thứ không dễ được chấp nhận trong xã hội xô viết.

Nguyên văn như vầy:

Playboy: The May issue of Playboy had a pictorial on Natalya Negoda. Now here you are as the subject of the interview. With Playboy still forbidden inside the U.S.S.R., do you think the average Soviet would have been shocked to see your compatriot Natalya on our pages?

Garry Kasparov: He would be just as shocked as you would be if.if you saw a humanoid from another planet. That sort of thing just doesn’t exist here. Anyway, Natalya and I are showing different things [laughs]. But I think it’s important for us both to do this. The two things we are showing–her beautiful body and my thoughts–have been absolutely excluded from Soviet life. Intellectual life was frozen, and sexual life was, too.

Cuộc bầu cử tổng thống Nga mấy năm trước mà bác Medvedev thắng cử, báo ta có thuật qua các hoạt động phản đối của phe đối lập do Kasparov đứng đầu. Ông vua cờ chơi chính trị từ lâu lắm rồi, từ 1988, tỏ ra là 1 nhà dân chủ cấp tiến, 1 trong những người nổi tiếng đầu tiên ra khỏi đảng Cộng sản Liên Xô. Giờ này lên hàng thủ lĩnh chắc vua cờ đã trưởng thành nhiều về chính trị còn hồi đó (cuối thập niên 80), dù thường gây ồn ào, ông chưa bao giờ được coi là 1 thủ lĩnh đích thực, vì có vẻ diễn trò nhiều, kích động rẻ tiền (khó được chấp nhận ở 1 xã hội có nhiều trí thức-dù bạc nhược-nhưng có biết chữ) và thiếu chín chắn.

1 đoạn lộ hàng-trả lời phỏng vấn hớ hênh của vua cờ bị báo chí lề phải Liên Xô chế nhạo mãi mà phe tả không cãi lại. Đó là ý tưởng bán quần đảo Kuril cho Nhật và bán Mông Cổ cho Tàu để sống tiếp vài năm, người ta nhắc ngay kỳ thủ lừng danh rằng bản đồ thế giới không phải bàn cờ ông chơi và Mông Cổ là 1 quốc gia độc lập.

Đoạn đó thế này:

Playboy: You have the sound of a politician, but you also seem to be a pretty fair businessman. Do you have ideas for future business projects?

Kasparov: Sure. In our country, it’s not so difficult, because all the opportunities are just lying there, ready to be picked up. Everything needs to be done. If you have good connections with businessmen in the West, you can establish the bridge easily. But look out: This is a very special kind of place to do business. I have a friend who has a computer business in Moscow, a cooperative company. When he meets new partners from the West, his first question to them is, “Have you read Alice in Wonderland?” They will answer yes, then he says, “Imagine you are in Wonderland, and we will start our discussions from there.”

That’s how it is here. But since that is so, we can juggle all sorts of fantastic and unbelievable ideas. I just had a thought the other day: Why don’t we sell the Kuril Islands to the Japanese? Frankly speaking, I’m not sure that these islands belong to us, and the Japanese, who claim them, would give us billions and billions of dollars for them! That would keep us going for maybe five or ten years. Then we could sell Mongolia to China and get a few more years that way. But the best deal would be to sell East Germany to West Germany. That would be worth a fortune–and maybe we could get even more money from England and France for not doing the deal!

Sở dĩ sau bao năm có thể cóp được ra đây vài đoạn trong bài phỏng vấn, là vì em gúc được toàn bài trên trang web của Playboy. Ở địa chỉ này:

http://www.playboy.co.uk/article/16318/playboy-interview-garry-kasparov#texttop

Sở dĩ nhân Playboy lại nói chuyện Liên Xô rất ít liên quan vì vô tình bắt được bức ảnh chụp Gum (cửa hàng bách hóa tổng hợp nổi tiếng nhất Moskva) thời đó, đâm ra nhớ thời gian khó ngày xưa quá.

7 bình luận to “Nhân Playboy nhớ Liên Xô”

  1. Tiên Long said

    Em đọc “100 giờ với Fidel Castro” có đoạn Fidel nói ông rất tâm đắc với bài trả lời phỏng vấn Kenerdy trên Playboy, nhà báo ngạc nhiên: “Ông cũng đọc Playboy à?”, “Có chứ, những bài như phỏng vấn Kenerdy đáng đọc chứ!”.

  2. Mr. Do said

    Bác ơi, phim “Khi con chim họa mi cất tiếng hót” tiếng Nga là gì nhể?

    • Nina said

      Cái này em không dám trả lời ngay, vì chưa xem, nhưng bạn Cavenui đã ưu ái cho em đi tàu bay giấy, nên đành uống thuốc liều.

      Chắc là bác Mr. Do muốn nói đến phim “Когда поют соловьи” – đây là một bộ phim sản xuất từ năm 1956

      Bác xem poster và mấy cảnh trong phim xem có phải phim đó không nhé:
      http://www.kino-teatr.ru/kino/movie//3051/annot/

      • Mr. Do said

        Cảm ơn bác rất nhiều. Để em xem lại.

      • Mr. Do said

        “Когда поют соловьи”

        Cảm ơn bác rất nhiều. Để em xem lại.

        Hình như không phải bác ạ. Phim em nói là phim chiến tranh, uýnh nhau ghê lắm. Có nữ chiến sĩ điệp báo của Liên Xô hoạt động trong lòng địch, sau đó bị bắt…
        Cảnh xe cộ bị đánh bom cháy rất chi lá khói lửa.

  3. Kay Minh said

    Sao em lại không cho rằng Kasparov hớ hênh khi trả lời về Mông Cổ và Đông Đức nhỉ. Thấy rõ là ông í chỉ chế nhạo một cách vui nhộn thôi.

    Còn Mông Cổ có là quốc gia độc lập hay không, cái đó còn phải bàn 😀

  4. cavenui said

    @ Mr.Do
    “Когда поют соловьи” thì đúng là “khi những con chim họa mi hót”. Tuy nhiên Việt Nam ta từng dịch vú to mông nở thành báu vật của đời, anh Sâm em cũng dịch phăng rất hay lời anh Ngô Ngạn Tổ thì có nhiều khả năng tên bộ phim gốc mà Việt ta dịch là “khi con chim họa mi cất tiếng hót” lại không có con chim nào.

    Em gúc tiếng Việt thì ra được cuộc thảo luận này:
    hello_Vietnam hỏi:
    Các bác có biết bộ phim “Khi con chim họa mi cất tiếng hót” kô? Phim Liên Xô.
    allah_akbar trả lời:
    Tớ xem phim này hồi còn bé tẹo. Nhân vật chính là một nữ điệp báo viên LX. Phim này có đoạn đánh mìn chiếc tàu chở vũ khí của Đức hoá trang thành tàu cứu thương. Cô gái sau khi ám sát một sĩ quan đức đã ra đầu thú để tránh cho các con tin ko bị hành quyết, hình như cô này bị xử chém. Phim nghe đâu làm dựa theo chuyện có thật.
    Tide cải chính (ngày 21/8/2007)
    Tớ thì lại nhớ đây là phim Tiệp Khắc, trong SG dịch là “Chim vàng anh hót đâu đây”.

    http://ttvnol.todo.vn/quansu/498390/page-78

    Nhờ bác Đinh Hỷ-chuyên gia về Czech và Slovakia cho ý kiến ạ.

Bình luận về bài viết này