Cavenui

Đã thấy – Đã nếm – Đã chán

  • Thư viện

  • Bình luận mới nhất

    Adt trong Lại thêm 1 bài không phải…
    chucnguyen81 trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    vtdtfc trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    Nina trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    Cáo trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…

16082009

Posted by cavenui trên Tháng Tám 16, 2009

Pho am thuc

1.

Hôm qua đọc 1 câu chuyện cổ tích cho mấy đứa nhỏ 4 tuổi chưa biết chữ. Truyện này nhiều bác biết rồi, đại loại như sau:

 

1 bác tiều phu nghèo vào rừng đốn củi, chẳng may đánh rơi chiếc rìu xuống sông. Bác ngồi khóc. Thần tiên dưới sông hiện lên đưa cho bác chiếc rìu vàng. Bác thật thà bảo không phải của bác. Chiếc rìu bạc cũng không phải. Đến khi thần đưa đúng chiếc rìu của bác thì bác mới nhận. Thần khen bác không tham lam, thưởng thêm cho bác cả chiếc rìu bạc lẫn chiếc rìu vàng.

 

Gã nhà giàu hàng xóm nghe thế cũng vác rìu vào rừng, giả bộ đánh rơi xuống sông. Thần cũng hiện lên nhưng trật tự những chiếc rìu trục vớt lên lại khác. Đầu tiên là chiếc rìu bình thường của gã nhà giàu, gã chối là không phải. Rìu bạc cũng không phải. Đến khi đưa rìu vàng thì gã mới nhận là của gã. Thần bảo nhìn kỹ lại xem, dưới sông còn chiếc rìu kim cương đẹp hơn. Gã nhà giàu mới ừ à bảo con nhìn nhầm, chiếc rìu kim cương mới là của con. Thần lặn xuống sông rồi mất hút con mẹ hàng lươn, để lại gã nhà giàu tiếc của ngồi khóc bên dòng sông ô nhiễm.

 

Ý nghĩa giáo dục của truyện này rất là rõ ràng. Nhưng chi tiết kẻ tham lam là gã nhà giàu lại chưa đủ độ phê. Vì rốt cuộc gã chỉ bị mất 1 chiếc rìu không đáng giá, nếu người tham lam là 1 anh tiều phu nghèo khác thì sự trừng phạt cho thói tham lam mới đáng giá hơn, chiếc rìu bị mất đối với anh ta là một thứ thật sự có giá trị.

 

Nhưng hình như truyện cho thiếu nhi luôn có sự ngầm định: kẻ tham lam nhất định phải là bọn nhà giàu???

 

2.

Phố nhỏ, phố có 1 hàng cơm. Làm ăn đang trôi chảy thì xuất hiện hàng cơm thứ 2. Nguồn lợi bắt đầu bị san sẻ, cạnh tranh bắt đầu, thỉnh thoảng lại thấy nhà nọ đổ nước rửa bát trước cửa nhà kia.

 

Xuất hiện hàng cơm thứ 3. Theo lý thuyết, miếng bánh bị thu hẹp tiếp nữa. Cạnh tranh lại khốc liệt thêm nữa.

 

Hàng cơm thứ 4. Hàng cơm thứ 5. Đến hàng cơm thứ 6 bắt đầu đã khác. Phố trở thành phố ẩm thực, hàng nào cũng đông khách.

5 bình luận to “16082009”

  1. chu thi said

    1- nói chuyện nhà giàu nhà nghèo,chuyện cho trẻ con thường ngầm định: con nhà nghèo mới học giỏi(trần minh khố chuối chẳng hạn, còn nữa mà quên rồi).Báo chí bây giờ cũng thường viết về con nhà nghèo vượt khó học giỏi, chả thấy khen con nhà giàu đẹp trai thông minh bao giờ.
    Riêng mình thì thấy con nhà nghèo học giỏi vượt khó là chuyện đương nhiên vì khi đó họ có động lực to lớn mạnh mẽ,họ tin rằng học là con đường duy nhất để đổi đời, nhất là ở VN, đại học là con đừơng danh giá, bằng cấp là cái lọng cao cả.
    Và mình cũng tin rằng con nhà giàu học giỏi mới đáng nể hơn, vì khi đó họ phải có một sức mạnh nội tại vô cùng lớn để vượt qua cái giàu có của cha mẹ, bạn nào con nhà giàu đẹp trai mà còn học giỏi nữa thì ôi thôi mình cứ gọi là ngưỡng mộ tít con mắt.
    2- các cụ nói không sai: buôn có bạn, bán có phường, mà phường thì phải nhiều hơn con số 2

  2. Trảo Nha said

    Con nhà nghèo, học giỏi, sau đó lại giàu nữa, mới đáng ngưỡng mộ

  3. cafeden said

    1. cháu xin phép được nói lại một ý kiến nghe được ở đâu đó “giỏi sao vẫn nghèo?” … –> VN mình được nhiều giải thưởng quốc tế về học hành lắm, do toàn gà nòi đi thi, về có làm được gì cho dân giàu nước mạnh lên đâu!
    2. nhưng rõ ràng lợi nhuận chia nhỏ ra thì buồn 😦

  4. Banhran said

    ơ, chuyện thứ 1 của bác khá độc đáo .. Em đang tự hỏi … liệu cái vụ “cải cách ruộng đất” có dính líu tí gì đến mấy bác lãnh đạo thích đọc truyện cổ tích mặc định “thằng giàu là thằng xấu” ko nhỉ ?

    Hơ hơ, nhảm tí 😀

  5. DamHaPhu said

    Viết hay lắm. Khoái

Bình luận về bài viết này