Cavenui

Đã thấy – Đã nếm – Đã chán

  • Thư viện

  • Bình luận mới nhất

    Adt trong Lại thêm 1 bài không phải…
    chucnguyen81 trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    vtdtfc trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    Nina trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    Cáo trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…

Khoe sách (2)

Posted by cavenui trên Tháng Một 7, 2012

Cuốn này quen quá phải không ạ? “Tiếng Việt tên là “Hành trình về phương Đông” hiện có bán ở hiệu sách.

 

10-15 năm trước ở Hà Nội đã có “Hành trình về phương Đông”, bán ngay phố Tràng Tiền, nhưng không ở trong hiệu sách mà ở cổng hiệu sách, trong những cái mẹt trộn lẫn cùng với sách bói toán diễn cầm tam thế tương lai trong bàn tay các kiểu. Cavenui trông thấy không mua, cho đến khi 1 ông bạn già cùng chơi bóng bàn ở CLB Ba Đình lăng xê cuốn sách, bảo là các cụ thích lắm mới mua đại 1 cuốn. Có mấy đoạn đáng chú ý về những ngôi mồ đá và lăng tẩm ướp xác lãnh tụ, chắc bản bày bán công khai đời 2011 ở hiệu sách sẽ lược bỏ đi? Cũng thấy lạ sao tác giả Spalding không xưng tôi mà nhắc đến mình cứ gọi Spalding, nhưng rồi tặc lưỡi bỏ qua, vì Cavenui viết blog cũng không xưng tôi mà hay xưng là Cavenui.

 

Nhưng các bác nhìn kỹ bìa cuốn sách có gì lạ không?

Cuốn sách tên là “Journey to the East” của tác giả Spalding, tác giả này viết tiếng Anh (tiểu sử ông này có ở wikipedia), nhưng  nội dung trong cuốn sách không phải là nguyên bản những gì Spalding viết từ tiếng Anh mà được “tái tạo” từ 1 bản dịch. Ông Poven Leace đã lấy “bản dịch tiếng Việt” của Nguyên Phong (chính là bản Hành trình về phương Đông mà chúng ta đọc được dễ dàng) dịch ngược trở lại ra tiếng Anh, nên gọi là re-translator. Sao ông Leace không liên hệ với ông Nguyên Phong để hỏi bản gốc của ông Spalding đâu, rồi làm thủ tục xuất bản mà hành trình về văn bản Spalding lại trúc trắc đến thế?

 

Phải chăng cóc có bản tiếng Anh của chính Spalding và cái văn bản tiếng Việt mà chúng ta được xem không phải là Nguyên Phong dịch Spalding mà Nguyên Phong viết thẳng bằng tiếng Việt?

 

Cuối cùng dò ra được địa chỉ này, có cả chất vấn “tái dịch giả” Poven Leace:

http://www.bairdtspalding.org/2009/10/an-interview-with-poven-leace-english-translator-of-hanh-trinh-ve-phuong-dong/comment-page-1/#comment-14794

 

Trích 1 đoạn:

Hanh Trinh Ve Phuong Dong is an obscure 1970′s Vietnamese book which purports to be a previously unpublished record of a trip Baird T Spalding took to India. The pseudonymous author Nguyên Phong claims to have found a Spalding book titled Journey to the East in a San Diego library during the 1970′s and published Hanh Trinh Ve Phuong Dong as a Vietnamese translation. Prior to the 1980′s, there was a large number of unauthorized translations of English works in Vietnam, and Nguyên Phong is listed as translator of works by Lobsang Rampa, Myodo Satomi and Mika Waltari.

Hanh Trinh Ve Phuong Dong however, is entirely different from Phong’s earlier translations, as it is actually a work of fiction created by Nguyên Phong. Spalding never wrote a book entitled Journey to the East, and his first book was only published in the US in 1924. Hanh Trinh Ve Phoung Dong also contains numerous historical anomalies that speak to its fictional nature, as outlined in the blog post Hanh Trinh Ve Phuong Dong – A Vietnamese prelude to Spalding’s Life and Teachings?

 

Tại địa chỉ đã dẫn, ông Leace chưa contact được với ông Nguyên Phong, chỉ biết đó là bút danh của 1 người tên là Vu Van Du.

Muốn biết thêm về ông Nguyên Phong, có thể đọc bài viết sau của Phan Lạc Tiếp, ở địa chỉ:

http://www.thienlybuutoa.org/Misc/MotLanGioTinhKhoi.htm

 

 

Cavenui trích vài đoạn cho máu:

….. anh Nguyên Phong, tên thật là Vũ văn Du, sinh năm 1950, là con trưởng trong một gia đình đông con. Thân phụ nguyên là một vị không xa lạ trong y giới, cụ là một dược sĩ, đồng thời còn là một người có tâm, có tài và đã đóng góp rất cụ thể với Đại Học Vạn Hạnh.

… Đặc biệt sau khi em vừa trình xong luận án Tiến Sĩ thì cũng là lúc Miền Nam của chúng ta thất thủ. Trong khi đó thì thầy mẹ em, các em của em đều kẹt lại. Lòng em rối như tơ vò. Biết chẳng thể làm gì được lúc này, những ngày cuối tuần và những ngày nghỉ lễ, em lên núi, với một chút thức ăn nhẹ, em ngồi thiền. Có khi cả tuần lễ chỉ uống nước lạnh xuông. Với một tâm hồn thư thản, và một thân hình nhẹ tênh, em nhiều lúc như thấy được thật rõ những ý nghĩ, những hoàn cảnh của những người thân yêu và em yên tâm chờ đợi. Chờ đợi một sự nhiệm mầu tốt đẹp sẽ đến. Tất nhiên trong thời gian ấy em đến thư viện rất thường. Một hôm em đi qua khu sách về tôn giáo, em thấy một cuốn sách nhỏ rơi ở lối đi, em nhặt lên, để lên giá sách, nhưng cũng không nhìn xem đó là cuốn sách gì. Đi một vòng quay lại, lại thấy cuốn sách kia rơi trên lối đi. Em lại nhặt lên và có liếc qua tên cuốn sách trước khi xếp nó vào giá. Sau cả một buổi trong thư viện, khi mọi người đã vãn, ra về, em đi qua khu sách cũ, lại thấy cuốn sách kia nằm giữa lối đi. Em nhặt lên. Cuốn sách mỏng, nhan đề Journey To The East của Baird Spalding, do nhà xuất bản Adyar in năm 1924 tại Ấn Độ. Cuốn sách cũ quá, nhưng bỗng nhiên em không muốn buông ra, em mượn cuốn sách này đem về đọc chơi. Nhưng lạ thay, suốt đêm ấy cuốn sách đã chinh phục em, em đọc một mạch, rồi lại đọc lại. Những điều nói trong cuốn sách như vẽ ra cho em một vùng trời vừa huyền bí, vừa trong sáng, lại vừa như khơi dậy từ sâu thẳm của em niềm tự hào của nền triết học Đông Phương. Chính lúc ấy em gặp các anh Thanh Nam và Vũ đức Vinh với ý định ra tờ Đất Mới. Các anh ấy mời em phụ trách mục giải đáp khoa học. Em nhận lời ngay với loạt bài Trong Lòng Điện Tử. Cùng lúc em dịch cuốn The Journey To The East- Hành Trình Về Phương Đông…

Anh Nguyên Phong chỉ nói đơn giản thế thôi, nhưng trên thực tế, anh là một trong số rất ít nhân vật quan trọng, đã có những đóng góp cụ thể và to lớn vào sự canh tân và phát triển của hãng Boeing, hãng đóng máy bay lớn nhất hoàn cầu này. Trong bản tin nội bộ của công ty, ISSUES, phát hành thàng 1 năm 1996, có đặc biệt vinh danh 2 người như sau : “Two people, one the architech of the Boeing’s Intranet and the other an expert in the field of software process improvement, have named Associate Technical Fellows of the Boeing Company for 1997.” Bài báo do Paul Swortz viết, nói rõ hơn về những phát minh quan trọng của khoa học gia Nguyên Phong như sau: “Vu joined Boeing in 1987 working as a senior computing analyst on CATIA systems supporting the development of the 777. He now works in sofware Engineering Research and Technology, leading companywide sofware improment process and consulting in sofware engineering disciplines.(…) He was lead engineer on the Tomahawk cruise missile navigation system and was technical manager of avionic systems for the F-15 fighter and AH-64 Apache helicopter.

 

Những bác đọc nhiều hiểu rộng sẽ vào trách Cavenui kể những chuyện ai cũng biết cả rồi, vì bài phỏng vấn ông Poven Leace trên kia từ năm 2009 . Có thể là rất nhiều người biết rồi, nhưng không phải chỉ Cavenui dốt không biết, mà có cả mấy bác giỏi giỏi cũng không biết, như Cavenui.

Bằng chứng là trang web của Hội Nhà văn nhé, đăng lên mạng 11/7/2011 nhé:

http://vanvn.net/news/16/609-cuoc-tro-chuyen-cua-cac-hoc-gia-dai-hoc-oxford-voi-cac-vi-minh-su-an-do—ky-i.html

Một góc màn hình:

Bonus

1 cuốn sách không liên quan, Quà tặng cuộc sống-nhiều tác giả-NXB Trẻ- chị bồ anh bạn thân tặng cho hehe.

5 bình luận to “Khoe sách (2)”

  1. Quang Dũng said

    Úi giờ mới biết anh Mạnh là bạn thân của cavenui mà như thế thì là chị bồ anh bạn thân tặng cho chứ đâu phải chị bồ nhỉ

  2. pq said

    Hình như dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, rồi từ tiếng Việt dịch ngược lại tiếng Anh, thì dịch Việt-Anh ở đây gọi là back translation. Còn từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt, rồi từ tiếng Việt dịch sang tiếng Mán chẳng hạn, thì dịch Việt-Mán gọi là re-translation.

    Cái vụ tự sáng tác ra rồi bảo là dịch từ một tác giả nước ngoài làm em nhớ tới nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng viết một bài thơ, rồi sau đó (do bị ép buộc nên phải?) bảo là dịch từ một tác giả nước ngoài tên Chung Do Kwan

    Thế cái chị tặng sách cho bác Cavenui vẫn là bồ của anh bạn thân của bác chứ không phải hai người này đã lấy nhau như giang hồ mạng đồn đại hả bác.

  3. Nhị Linh said

    Trường hợp tự viết nhưng lại làm người khác hiểu là dịch từ tác phẩm nước ngoài: Vũ Hạnh với “Người Việt cao quý”, Sài Gòn trước 1975. Vũ Hạnh cho in quyển đó, ký tên người dịch là “Cô Phương Thảo”, nói rằng đây là sách của một tác giả người Ý, Peztalozzi gì gì đó. Vũ Hạnh viết quyển này hình như để phản ứng lại một quyển khác trước đó chỉ trích người Việt Nam, chắc là của Doãn Quốc Sỹ. Sau này sách in lại, ghi đàng hoàng tên tác giả là Vũ Hạnh :), mời bác xem bìa bản in sau này:

    http://sachxua.net/forum/index.php/topic,2037.15.html

  4. Lunix said

    Có thông tin gì về cái hiệu Nguyên Phong của ông Vu Van Du này không hả bác Cavenui?

  5. Minh said

    bạn nào có bản tiếng anh đó không cho em xin với.

Bình luận về bài viết này