Cavenui

Đã thấy – Đã nếm – Đã chán

  • Thư viện

  • Bình luận mới nhất

    Adt trong Lại thêm 1 bài không phải…
    chucnguyen81 trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    vtdtfc trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    Nina trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…
    Cáo trong Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuốn…

Gott Romina Baccara MTalking BoneyBoysBlue

Posted by cavenui trên Tháng Một 8, 2010

1.Karel Gott (cóp từ phần comments trong bài 2010)

Cavenui:

Ngày xưa, khối comecon có mấy người khá nổi ở Liên xô cũ nhưng em ngại tìm hiểu nên chưa từng thử nghe, giờ lại nổi hứng tò mò. Trong số đó có anh Karel Gott (em phiên âm theo tiếng Nga nên có thể không chuẩn) người Tiệp được 1 nhạc sĩ Nga bạn em gọi là Frank Sinatra Đông Âu, từng khoác áo đội Áo đá giải Eurovision, bác Đinh có anh đó không và người không biết những thứ tiếng anh ấy hát nghe anh ấy có vào tai không thưa bác?

Đinh Hỷ:

Karel Gott là tượng đài cùa Tiệp khắc cũ và cả Séc ngày nay (mà có khi được ưa chuộng cả ở Nga nữa cho đến trước 1990). Ông (cụ) bắt đầu hát từ 1962 cho đến nay. Đúng nghĩa là 45 năm ấy ca không nghỉ mà đến bây giờ chưa đút hơi. Năm 2009, khi ông 70 tuổi ông vẫn được giải Zlaty slavík (Golden Nightingale), giải này Tiệp khắc lập năm 1962 cho đến 1992 thì chỉ giành cho Séc. Trong suốt quá trình này Gott nhận 35 lần. Nói thế để thấy ông cụ hát hay thật. Nhưng nghe tiếng Séc thì không nên, có lẽ Melodia ngày xưa có làm 1-2 LP của Gott hát tiếng Nga thì phải. Dưới đây là ví dụ Gott hát trong phim 3 quả hồ đào (dịch sai là hạt dẻ) dành cho Lọ lem, đoạn Lọ lem đuổi theo con cú. Phim này đã chiếu ở VN và vẫn là một trong những phim hay nhất mà Sec hay chiếu cho trẻ em trong dịp năm mới.

(Các bác muốn xem Gott hát trong phim thì vào entry trước nha!)

2.Romina Power-thành viên gái cặp song ca Ý Al Bano& Romina Power (cóp từ wikipedia)

… She met her singer and actor husband Albano Carrisi whilst acting in films in the 1960s. They married in 1970 and formed a singing duo, which became well known in Italy, Austria, Spain, France, Latin America, Germany, and the USSR, releasing multiple albums in different languages and achieving 7th place in both the 1976 and 1985 Eurovision Song Contest for Italy.

http://en.wikipedia.org/wiki/Romina_Power

3.Baccara (cặp song ca Tây Ban Nha) (cóp từ wikipedia)

The duo were spotted by Leon Deane, manager of the German subsidiary of record company RCA, whilst performing flamenco dance and traditional Spanish songs for tourists (mostly German) in the Tres Islas Hotel on the island of Fuerteventura. He invited them to Hamburg in order for them to meet the 30 year old Dutch producer/composer Rolf Soja.

Recorded in Holland and released in 1977, “Yes Sir, …” proved to be a huge success, reaching the top of the charts in Germany, the Netherlands, the UK, Sweden, Belgium, Israel, and Switzerland, and number three in France…. “Yes Sir, I Can Boogie” was an enormous pan-European hit and was a prime example of the phenomenon that is known as the “summer hit”. The song was heard everywhere over the summer of 1977 and it is still evocative of that moment in time.

….

A follow-up single, “Sorry, I’m A Lady”, was also an international hit, peaking at the top of the charts in Germany, the Netherlands and Belgium and reaching the top ten in the UK, Sweden and Switzerland. Most of Baccara’s recordings were sung in English although they did also record in Spanish, German and French. They recorded different language versions of some songs.

….

Baccara have been (possibly unfairly) described as a “one hit wonder” in the UK, while they never achieved any recognition in the US despite some of their songs being given significant airplay.

http://en.wikipedia.org/wiki/Baccara

4.Modern Talking (cặp song ca Tây Đức) (cóp từ tnxm.gov.vn)

Cavenui:

Hôm nọ có người hỏi Modern Talking nên em mở topic này.

Nhưng có lẽ một mình bọn này đứng riêng 1 topic e là hơi rộng rãi quá, nên em cho thêm đồng bọn của họ vào khách sạn cùng.

Đồng bọn của Modern Talking ở đây là những ca sĩ, ban nhạc:

– ở lục địa châu Âu, hát tiếng Anh mặc dù đó không phải là tiếng mẹ đẻ của họ

– hát disco vào nửa cuối thập niên 80, khi cơn sốt disco đêm thứ bảy đã qua lâu rồi.

Vì 2 lý do như vậy, cộng thêm với việc họ đều chưa đạt đến đẳng cấp của Abba nên khác với nhóm nhạc tiền bối Thụy điển, họ không chen chân được vào thị trường Mỹ vốn khá là “sô-vanh”.

Bù lại, họ khá nổi tiếng ở châu Âu (lục địa), cả phía đông lẫn phía tây bức tường Berlin, cũng như ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn thích những gì êm êm xuôi tai.

Đại loại họ là những Bad Boys Blue, Joy, Fancy, C.C.Catch, Sandra… hất lên gật xuống một dạo.

Modern Talking có lẽ là nổi nhất trong bọn. Hồi MT nổi tiếng ở VN thì em ở Nga, lúc đó MT cũng khá nổi ở Nga, rất quen thuộc với cộng đồng người Việt ở Nga và đặc biệt được ưa chuộng ở cộng đồng anh chị em công nhân lao động xuất khẩu.

Có người lên Mát đánh hàng, lúc về ra hàng đĩa thấy bán đĩa than “Let’s Talk About Love”, tiện tay đánh cả gói mang về thành phố của anh ta, bán cho những người Việt khác lãi gấp đôi.

Vào những ký túc xá của anh chị em lao động, có khi phòng này đang mở đĩa, MT hát bài số 2 thì ở phòng bên cạnh cũng bật MT, mở bài số 3. Phòng nào cũng mở thật to, thấy toàn là Dieter Bohlen cãi nhau với Dieter Bohlen.

(ghi chú mới của Cavenui: chỗ nói “không phải tiếng mẹ đẻ của họ” không chuẩn lắm đối với Bad Boys Blue)

5.BoneyBoysBlue (tức là BoneyM và Bad Boys Blue) (mới nghĩ ra, không cóp ở đâu hết)

Cả 2 bọn đều ra đời ở Đức, thu thanh với các hãng đĩa Đức, nhưng không hát tiếng Đức (hoặc nếu có hát thì là phần phụ), thành viên không phải người Đức, được biết đến ở cả ngoài nước Đức nhưng vô danh ở Mỹ và Anh.

Có điều gì rút ra từ những tên tuổi này? Có, lúc khác em viết tiếp.

2 bình luận to “Gott Romina Baccara MTalking BoneyBoysBlue”

  1. Jem said

    Bác nhắc khiến em nhớ thời mới lũn chũn qua Nga thấy các đàn anh đàn chị nghe Modern Talking với CC Catch với BoneyM thấy các bậc ấy sao mà thời thượng quá. Sau đó một vài năm em còn được ông xã bây giờ aka người yêu thuở ấy kiệu lên vai đứng xem Nazareth (hình như ở Sokolniki), thấy cũng hân hoan và thời thượng lắm. Nostalgia 🙂
    Baccara sau này già rồi còn sang Nga hát lại, thấy vẫn hai chị áo trắng với áo đen hát ở Kremlin, lại còn có bài song ca cùng anh Levtshenko, thảy đều móm mém, em xem trên Youtube.
    Còn vụ Pink Floyd chở mấy tấn loa với dụng cụ sang Moskva, rồi Scorpions sang nữa, em không chen vào nổi vì vé đắt và người đông.
    Eurovision em được xem toàn bằng TV đen trắng. Ôi thời tuổi trẻ vô tư lự!
    Không khéo bác với em biết nhau 😀

  2. Jem said

    Á em nhầm, anh ca sĩ Nga móm mém là Lev Letshenko chứ, em đi ghép cả họ cả tên anh ấy vào.

Bình luận về bài viết này